1. Thông tin
cha mẹ hai bên: Ghi tên đầy đủ cha mẹ là cách vinh danh, cảm ơn những người sinh thành mình ngày vui trọng đại của cả đời người. Đây là cách viết thiệp cưới truyền thống thể hiện được sự trang trọng được nhiều người áp dụng. Nhiều gia đình ghi tên hai bên gia đình ở phía cuối thiệp khi đã ghi hết thông tin chính ở phía trên.
Người Việt rất trọng chứ hiếu. Nhưng viết tên người đã khuất vào thiệp cũng cần sự hiểu biết nhất định. Cách viết thiệp mời cưới đối với trường hợp này sẽ có những lưu ý riêng. Nếu cả ba mẹ đều qua đời thì có thể chọn cách ghi Cố phụ: [tên Cha], Cố mẫu: [tên Mẹ]. Hoặc có thể ghi đầy đủ tên cha mẹ trên thiệp, bên dưới ghi chú thêm đã mất hay đã qua đời, hoặc trang trọng hơn thì ghi Song thân quá vãng...
Nếu cha mẹ đã mất thì đương nhiên sẽ phải có người đại diện đứng ra làm chủ hôn. Người đó có thể là anh lớn trong nhà hay ông bà, chú, bác, cô, dì theo kiểu “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Nếu chọn một trong những người thân này làm chủ hôn thì cách viết thiệp cưới cần phải chú trọng vào phần báo tin hôn lễ, chẳng hạn như: Trân trọng báo tin lễ tân hôn (vu quy) của “em chúng tôi” hoặc “cháu chúng tôi”.
2. Thông tin lễ cưới cần cụ thể
Các bạn cần nắm rõ thông tin về lễ cưới và thông tin về tiệc cưới là khác nhau. Nếu nhà cô dâu sẽ ghi là Lễ Vu Quy, buổi lễ tổ chức tại nhà trai là Lễ Tân Hôn. Quan trọng nhất, ảnh hưởng đến khách mời là ngày giờ, địa điểm đãi khách. Các bạn có thể tham khảo bài: Nên gửi thiệp cưới khi nào và như thế nào có rất nhiều thông tin hữu ích mà bạn muốn biết.
Xem thêm tại bài viết: trangsuccuoi.net/cach-viet-thiep-moi-cuoi-ven-tron-doi-ben/
0 nhận xét: