1.Ý nghĩa lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được xem như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong của cả hai bên. Từ đây hai nhà sẽ quyết định chuyện hôn nhân của đôi uyên ương. Dù bây giờ các cặp đôi được tự do yêu nhau, tìm hiểu nhưng vẫn cần có một buổi để gia đình gặp mặt nói chuyện để bàn tính việc cưới hỏi. Ngày nay, lễ dạm ngõ không còn phức tạp với nhiều thủ tục như trước mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn phải có các thủ tục, lễ vật cần thiết.
2.Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ
Thời gian tổ chức không quá khắt khe như lễ ăn hỏi hay lễ cưới, chỉ cần chọn một ngày nhất định, nhà trai sẽ mang lễ sang bên nhà gái. Hai bên có thể thông qua con cái nhưng cũng có thể gọi điện trực tiếp bàn bạc thống nhất thời gian, địa điểm. Trong các phong tục cưới hỏi của người Việt, dạm ngõ là nghi thức đơn giản nhưng lại không thể bỏ. Là thời điểm khởi đầu cho công tác chuẩn bị cưới hỏi sau này.
3. Chuẩn bị lễ vật
Nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu. Ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo. Ở miền Bắc, số lượng mỗi loại lễ vật phải là số chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu.
Xem đầy đủ bài viết tại: /trangsuccuoi.net/thu-tuc-le-vat-va-trinh-tu-le-dam-ngo/
0 nhận xét: